Thuyết Định Lượng Nguyên Tố, hay Thuyết Nồng Độ Nguyên Tố, là một hệ thống do cộng đồng người chơi lập ra, nhằm nghiên cứu về cách hoạt động của Nguyên Tố trong trò chơi.[1][2][3]
Hệ thống này được dùng để giải thích về:
- Phản Ứng Nguyên Tố
- Ấn Nguyên Tố, thời gian kéo dài, và sự phân rã của nó (bao gồm nồng độ nguyên tố và khả năng phá khiên/giáp).
- CD Ngầm (Tiếng Anh: Internal Cooldown)
Giới Thiệu[]
Các khái niệm cơ bản của Thuyết Định Lượng Nguyên Tố sẽ bao gồm ấn từ các đòn tấn công nguyên tố, và nồng độ tiêu hao từ các phản ứng nguyên tố.
Đơn Vị Nguyên Tố (Tiếng Anh: Gauge Unit (GU)) — Một đơn vị trên lý thuyết dùng để đo lường "sức mạnh" hoặc "khối lượng" (còn gọi là nồng độ) của một nguyên tố từ các nguồn bên ngoài, ví dụ như Thiên Phú của một nhân vật.
- Nồng độ nguyên tố quyết định đến thời gian kéo dài và "độ bền" của một ấn nguyên tố (xem phần dưới) cũng như cho biết nó sẽ tiêu hao bao nhiêu phần của một ấn nguyên tố đã tồn tại thông qua phản ứng nguyên tố.
- Nồng độ càng cao thì nguyên tố cấp càng mạnh. Nói cách khác, ấn nguyên tố của nó (xem phần dưới) sẽ tồn tại được lâu hơn và nó hỗ trợ nhiều phản ứng nguyên tố hơn, tuy nhiên phản ứng nguyên tố sẽ tiêu hao một lượng nồng độ của một ấn nguyên tố nhiều hơn.
- Lưu ý rằng trong mã nguồn của trò chơi, giá trị nguyên tố được ký hiệu bằng một đơn vị có tên là "Elemental Durability" (Tiếng Việt: Độ Bền Nguyên Tố).
- 1 Đơn Vị Nguyên Tố = 25 đơn vị Độ Bền Nguyên Tố
Ấn Nguyên Tố — Một dấu hiệu của việc của nguyên tố đã được áp dụng lên (hay cấp ấn/gắn ấn) từ một nguồn bên ngoài - ví dụ như Thiên Phú - và sẽ tồn tại trên kẻ địch hoặc các vật thể khác sau khi bị cấp ấn.
- Đòn tấn công nguyên tố Băng, Thảo, Lôi, Thủy và Hỏa có thể áp dụng ấn nguyên tố.
- Đồn tấn công nguyên tố Phong và Nham không thể áp dụng ấn nguyên tố.
- Nếu nguyên tố ra sau tạo thành một phản ứng nguyên tố với một ấn nguyên tố đã tồn tại, ấn nguyên tố đã tồn tại đó sẽ bị tiêu hao một phần hoặc toàn bộ. Mức độ tiêu hao sẽ phụ thuộc vào nồng độ của nguyên tố thứ hai và loại phản ứng nguyên tố.
Phân Rã — Hiện tượng ấn nguyên tố mất đi nồng độ của nó một cách tuyến tính (không đổi theo thời gian). Hệ số phân rã thường phụ thuộc vào nồng độ của nguyên tố đầu tiên được áp dụng.
Áp Dụng Nguyên Tố[]
Đa số các đòn đánh sẽ áp dụng 1, 1,5, 2, 4 hoặc 8 đơn vị nguyên tố của nguyên tố tương ứng. Nếu đòn tấn công tạo ra ấn nguyên tố, hệ số phân rã của nó cũng sẽ khác nhau tùy thuộc vào đơn vị nguyên tố.
Các khả năng của nhân vật cũng như các đòn tấn công của kẻ địch thường áp dụng 1, 1,5, 2 hoặc 4 đơn vị nguyên tố. Đòn tấn công áp dụng 8 đơn vị là vô cùng hiếm và chỉ tồn tại ở một số hiệu ứng nhất định từ sự kiện.
Lưu ý rằng nhân vật dùng Cung sẽ chịu ảnh hưởng giảm dần đơn vị nguyên tố khi thực hiện tụ lực ngắm bắn, tức lượng nguyên tố mà họ áp dụng có thể không giống như lượng nguyên tố áp dụng thông thường. Để biết thêm thông tin chi tiết, xem Cung#Sát Thương Giảm Dần.
Để biết thêm thông tin chi tiết về thiên phú của mỗi nhân vật, xem Thuyết Định Lượng Nguyên Tố/Số Liệu Nhân Vật.
Ấn Nguyên Tố[]
Khi một đòn tấn công nguyên tố đánh trúng kẻ địch mà không gây ra Phản Ứng Nguyên Tố (ngoại trừ Điện Cảm, Thiêu Đốt, Tăng Cường và Lan Tràn), ấn nguyên tố tương ứng sẽ được áp dụng lên kẻ địch đó.
Thuế Ấn[]
Nếu một ấn được tạo ra từ một đòn tấn công nguyên tố, Thuế Ấn sẽ được đánh lên ấn nguyên tố và làm giảm đi 20% nồng độ của nó. Tuy nhiên, Ấn Tự Cấp sẽ không bị đánh thuế.
Ví dụ: Nhiệt Tình Quá Độ (Nhấn) của Bennett có thể tạo ra 2U nguyên tố Hỏa. Tuy nhiên do bị đánh thuế, ấn Hỏa được tạo ra trên kẻ địch chỉ có nồng độ là 1,6U.
Thời Gian Kéo Dài Của Ấn Và Hệ Số Phân Rã[]
Khi một ấn nguyên tố được tạo thành từ một đòn tấn công nguyên tố:
- Thời gian kéo dài cơ bản của nó sẽ là:
- Nồng độ nguyên tố hiện tại vào thời điểm t là:
- Hệ số phân rã (lượng thời gian cần để nồng độ hiện tại giảm đi 1) sẽ là:
Do đó, các đòn đánh áp dụng 1, 1,5, 2, 4 và8 nồng độ nguyên tố sẽ tạo thành các ấn nguyên tố như sau:
Đòn Tấn Công | Ấn Tạo Thành | Thời Gian Kéo Dài Cơ Bản (Giây) |
Hệ Số Phân Rã (Giây trên Đơn Vị) |
---|---|---|---|
1U | 0,8U | 9,5 | D(1) = 11,875 |
1,5U | 1,2U | 10,75 | D(1,5) = 8,9583 |
2U | 1,6U | 12 | D(2) = 7,5 |
4U | 3,2U | 17 | D(4) = 5,3125 |
8U | 6,4U | 27 | D(8) = 4,21875 |
Kế Thừa Hệ Số Phân Rã[]
Với Đa Số Nguyên Tố[]
Khi một nguyên tố được áp dụng lên với một ấn nguyên tố đó, giá trị nồng độ nguyên tố sẽ được kế thừa từ nồng độ nguyên tố của ấn có nồng độ cao hơn - có thể là ấn ban đầu hoặc ấn vừa được áp dụng. Tuy nhiên, hệ số phân rã của của ấn ban đầu sẽ được giữ nguyên. Điều này thể hiện rằng việc áp dụng một ấn nguyên tố mạnh hơn lên một ấn nguyên tố yếu hơn sẽ khiến ấn nguyên tố đó tồn tại lâu hơn.
- Ví dụ: Áp dụng đòn tấn công 1U lên ấn 1,6U có hệ số phân rã D(2) sẽ không có bất kỳ hiệu quả gì vì ấn nguyên tố còn lại cuối cùng vẫn sẽ có thời gian kéo dài là 12,0s, tính bằng cách nhân nồng độ ấn là 1,6U với hệ số phân rã ban đầu là D(2) = 7,5s/U. Tuy nhiên, ngược lại, khi áp dụng2U lên một ấn 0,8U với hệ số phân rã D(1) sẽ khiến thời gian phân rã kéo dài lên thành 19,0s do kế thừa nồng độ của 1.6U và hệ số ban phân rã ban đầu là D(1) = 11,875s/U.
Khi một phản ứng nguyên tố xảy ra mà không tiêu hao hết ấn nguyên tố ban đầu, hệ số phân rã của ấn sẽ được kế thừa cho đến khi kết thúc tồn tại.
- Ví dụ: Áp dụng đòn tấn công nguyên tố 1U lên ấn 1,6U, D(2) sẽ tạo ra phản ứng Siêu Dẫn và để lại 0,6U, D(2). Hệ số D(2) không thay đổi.
Hỏa[]
Ấn nguyên tố Hỏa là ngoại lệ của cơ chế trên, vì nó không kế thừa hệ số phân rã.
Nếu áp dụng nguyên tố Hỏa lên mục tiêu đã có ấn Hỏa:
- Nếu ấn Hỏa mới có nồng độ cao hơn ấn Hỏa cũ, ấn Hỏa mới sẽ thay thế ấn Hỏa cũ với hệ số phân rã mới.
- Nếu ấn Hỏa mới có nồng độ thấp hơn ấn Hỏa cũ, ấn Hỏa cũ sẽ không bị thay thế.
Phản Ứng Nguyên Tố[]
Một phản ứng nguyên tố được tạo ra khi có sự tương tác giữa hai nguyên tố khác nhau. Nồng độ của ấn nguyên tố và của nguyên tố kích phản ứng sẽ xác định lượng tiêu hao trong phản ứng — cụ thể, trong mỗi phản ứng, công thức sẽ là:
Với Đa Số Các Phản Ứng Nguyên Tố[]
- Khi , nồng độ nguyên tố sẽ bị tiêu hao do phản ứng, tuy nhiên ấn nguyên tố vẫn còn tồn tại.
- Khi , ấn nguyên tố bị xóa.
Hệ Số Phản Ứng cho từng phản ứng sẽ là:
Loại Phản Ứng | Hệ Số Phản Ứng |
---|---|
Hỏa Tan Chảy Thủy Bốc Hơi Thảo Sum Suê |
2 |
Băng Tan Chảy Hỏa Bốc Hơi Thủy Sum Suê Kết Tinh Khuếch Tán |
0,5 |
Quá Tải Siêu Dẫn Đóng Băng Sinh Trưởng |
1 |
Ví dụ: Một mục tiêu mang 2U ấn Hỏa có thể tạo ấn đủ cho 4 lần phản ứng Băng Tan Chảy khi dùng 1U nguyên tố Băng để kích hoạt phản ứng , tuy nhiên, một mục tiêu mang 2U ấn Băng chỉ có thể tạo ấn đủ cho 1 lần Hỏa Tan Chảy khi dùng 1U nguyên tố Hỏa để kích hoạt phản ứng .
Trên thực tế, hiện tượng phân rã ấn nguyên tố và ICD trong việc cấp nguyên tố sẽ làm suy giảm khả năng tạo phản ứng liên tục.
Đóng Băng và []
Khi kích hoạt phản ứng Đóng Băng, nguyên tố Thủy và nguyên tố Băng sẽ được tiêu hao bình thường với Hệ Số Phản Ứng tương ứng là 1, tuy nhiên phản ứng này cũng sẽ tạo ra ấn Đóng Băng có thể tương tác và tiêu hao với các nguyên tố Hỏa, Lôi và Phong.
- Ấn nguyên tố Thủy hoặc Băng có thể tồn tại cùng lúc với ấn Đóng Băng dưới dạng Ấn Ngầm.
- Ấn Ngầm sẽ được tạo ra khi ấn nguyên tố ban đầu kích hoạt phản ứng Đóng Băng không bị tiêu hao hết, hoặc do có nguyên tố Thủy/Băng được áp dụng lại sau khi kích hoạt phản ứng Đóng Băng.
- Ấn Ngầm có khả năng tương tác phức tạp khi tiếp tục tham gia vào các phản ứng khác. Xem Thuyết Định Lượng Nguyên Tố/Trình Tự Phản Ứng để biết thêm chi tiết.
- Khi tấn công kẻ địch bị Đóng Băng bằng đòn tấn công hạng nặng, ấn Đông Cứng sẽ bị tiêu hao đầu tiên dựa trên lượng gián đoạn. Nếu sau phản ứng này, ấn Đông Cứng vẫn không bị tiêu hao hết, Phá Băng vẫn sẽ được kích hoạt.
- Tấn công kẻ địch bằng đòn tấn công nguyên tố Nham cũng sẽ kích hoạt Phá Băng kể cả khi đòn tấn công nguyên tố Nham đó không phải đòn tấn công hạng nặng. Đòn tấn công nguyên tố Nham không phải đòn hạng nặng sẽ trực tiếp kích hoạt Phá Băng và không tiêu hao ấn Đông Cứng dựa trên lượng gián đoạn.
- Khi một đòn tấn công nguyên tố kích hoạt Phá Băng, trước hết nó sẽ xóa ấn Đông Cứng rồi mới áp dụng ấn nguyên tố của đòn tấn công nguyên tố đó sau.
Sinh Trưởng[]
Khi kích hoạt phản ứng Sinh Trưởng, nguyên tố Thảo và nguyên tố Lôi sẽ được tiêu hao bình thường với Hệ Số Phản Ứng tương ứng là 1, tuy nhiên phản ứng này cũng sẽ tạo ra ấn Sinh Trưởng có thể tương tác và tiêu hao với các nguyên tố Hỏa và Thủy. Ấn Sinh Trưởng cũng sẽ phản ứng với nguyên tố Lôi và Thảo để lần lượt tạo ra phản ứng Tăng Cường và Lan Tràn, nhưng ấn Sinh Trưởng và ấn nguyên tố kích hoạt đều sẽ không bị tiêu hao.
- Ấn nguyên tố Thảo hoặc Lôi có thể tồn tại cùng lúc với ấn Sinh Trưởng dưới dạng Ấn Ngầm.
- Ấn Ngầm sẽ được tạo ra khi ấn nguyên tố ban đầu kích hoạt phản ứng Sinh Trưởng không bị tiêu hao hết, hoặc do có nguyên tố Thảo/Lôi được áp dụng lại sau khi kích hoạt phản ứng Sinh Trưởng.
Điện Cảm[]
- Nguyên tố Lôi và nguyên tố Thủy sẽ tồn tại cùng lúc với nhau trong suốt phản ứng, đồng thời không phân biệt nguyên tố nào là ấn hay nguyên tố kích hoạt.
- Sự tiêu hao nồng độ của phản ứng Điện Cảm sẽ diễn ra với mỗi lần gây sát thương, đồng thời làm giảm 0,4U nguyên tố của cả hai cho đến khi một trong hai nguyên tố bị tiêu hao hết.
- Mục tiêu sẽ có cả hai ấn nguyên tố Lôi và Thủy khi Điện Cảm đang diễn ra, cho phép các nguyên tố này tham gia các phản ứng khác (ví dụ, một đòn tấn công nguyên tố Hỏa có thể đồng thời tạo ra lần lượt Bốc Hơi và Quả Tải lên mục tiêu Điện Cảm).
Thiêu Đốt[]
Phản ứng Thiêu Đốt sẽ tạo ra một ấn Thiêu Đốt. Trạng thái Thiêu Đốt sẽ bảo toàn cả ấn Thiêu Đốt và ấn Thảo, và sẽ chỉ kết thúc khi một trong hai đã bị tiêu hao hết.
- Khi Thiêu Đốt diễn ra, ấn nguyên tố Thảo sẽ ảnh hưởng bởi một mức tiêu hao cố định mỗi khung là 0,4U/s.
- Ấn nguyên tố Hỏa và Thảo có thể tồn tại cùng lúc với ấn Thiêu Đốt dưới dạng Ấn Ngầm.
- Sát thương Thiêu Đốt sẽ liên tục cấp 1U Hỏa. Khả năng cấp ấn của Thiêu Đốt này có ICD là 2s.
Khiên Nguyên Tố[]
Khiên Nguyên Tố là một dạng ấn nguyên tố có thể nhìn thấy được sử dụng bởi các kẻ địch và vật thể, đồng thời không thể tự phân rã trừ một vài trường hợp đặc biệt. Nồng độ của khiên nguyên tố thể hiện độ bền của nó, thanh hiển thị của khiên sẽ cho biết nồng độ nguyên tố còn lại của nó.
Phản ứng nguyên tố là một hình thức chính trong việc phá khiên bằng cách tiêu hao nồng độ nguyên tố của khiên như các ấn nguyên tố thông thường khác, đồng thời khả năng phá khiên cũng sẽ được quy định qua Hệ Số Phản Ứng.
CD Ngầm Khi Áp Dụng Nguyên Tố[]
Các đòn tấn công nguyên tố có CD ngầm (ICD) giúp giãn cách giữa các lần áp dụng trạng thái nguyên tố.
Khi cấp nguyên tố bằng một đòn tấn công, sẽ có ICD áp dụng nguyên tố lên các đòn tấn công cùng loại. ICD thường sẽ bao gồm một bộ đếm thời gian và một bộ đếm số lần tấn công. Khi đòn tấn công đầu tiên của một kỹ năng nhất định đánh trúng mục tiêu, nó sẽ áp dụng nguyên tố và bắt đầu kích hoạt cả hai bộ đếm trên.
Với đa số các kỹ năng nhân vật, ICD tiêu chuẩn sẽ là 2,5s hoặc 3 lần đánh trúng. Điều này có nghĩa rằng ICD sẽ được làm mới sau 2,5s trôi qua hoặc sau khi kỹ năng đó đã đánh trúng 3 lần. Lưu ý rằng:
- Đòn tấn công đầu tiên của chuỗi 3 lần đánh trúng sẽ áp dụng nguyên tố, nhưng sẽ không làm mới bộ đếm thời gian 2,5s.
- Đòn tấn công đầu tiên sau khi bộ đếm thời gian kết thúc sẽ áp dụng nguyên tố, làm mới bộ đếm thời gian và bộ đếm số lần đánh trúng.
Một số kỹ năng sẽ có ICD đặc biệt hoặc không có ICD.
Lưu ý rằng ICD sẽ tính độc lập với từng nhân vật và từng kẻ địch.
Đòn Tấn Công 0U Nguyên Tố[]
Đòn tấn công nguyên tố có thể áp dụng 0U nguyên tố tương ứng, có thể do các thuộc tính riêng của chúng, có thể do CD Ngầm. Lưu ý rằng đòn tấn cong 0U nguyên tố có bao gồm kích hoạt của Điệp Dẫn Lai Sinh, Điệu Nhảy Niwabi Cháy Bỏng và Tường Vi Sấm Sét, va chạm trên không khi thực hiện Tấn Công Khi Đáp và đòn tấn công Gai Linh Hồn/Lưỡi Dao Nổi Sóng.
Đòn tấn công 0U nguyên tố không thể áp dụng ấn nguyên tố hay kích hoạt Phản Ứng Nguyên Tố. Tuy nhiên chúng vẫn có thể kích hoạt các hiệu quả chỉ yêu cầu đòn tấn công một nguyên tố cụ thể, ví dụ như thắp sáng đuốc, phá Pha Lê Điện hay kích hoạt Bia Nguyên Tố. Đòn tấn công nguyên tố Nham không phải đòn tấn công hạng nặng vẫn có thể kích hoạt phản ứng Phá Băng.
Ngôn Ngữ Khác[]
Ngôn Ngữ | Tên Không Chính Thức |
---|---|
Tiếng Việt | Thuyết Định Lượng Nguyên Tố |
Tiếng Trung (Giản Thể) | 高等元素论 Gāoděng Yuánsù Lùn |
Tiếng Anh | Gauge Unit Theory |
Lịch Sử Cập Nhật[]
Tham Khảo[]
- ↑ NGA Forum: 《高等元素论》(正式版ver1.6)
- ↑ NGA Forum: 《高等元素论》3.0版本,激化,绽放,燃烧
- ↑ KeqingMains Theorycrafting Library: Elemental Gauge Theory
Điều Hướng[]
|