Wiki Genshin Impact

Chào mừng bạn đến với Wiki Genshin Impact!
Bọn mình đang rất cần thêm biên tập viên! Nếu bạn có hứng thú với biên tập wiki hoặc muốn báo cáo lỗi sai trong bài viết, hãy tham gia Discord của bọn mình!
Bạn cũng có thể tham gia Discord để thảo luận và trò chuyện về game nữa đó!

READ MORE

Wiki Genshin Impact
Advertisement
Wiki Genshin Impact

Lý Tưởng Ban Đầu là một nhiệm vụ thuộc Sự Kiện Đồng Hành của Kaveh: Màn 1 - Dao Động Giữa Đau Khổ Và Hạnh Phúc.

Các Bước Thực Hiện[]

  1. Đến Cung Điện Daena
  2. Đi dạo xung quanh
  3. Nói chuyện với Kaveh và Alhaitham
  4. Đi theo Kaveh đến Cảng Ormos
  5. Đi theo Kaveh đến sa mạc
  6. Dẹp sạch Kết Cấu Nguyên Thủy xung quanh
    • Kết Cấu Nguyên Thủy - Tái Tạo Kết Cấu Nguyên Thủy - Tái Tạo ×2
    • Kết Cấu Nguyên Thủy - Thăm Dò Kết Cấu Nguyên Thủy - Thăm Dò ×1
  7. Lắng nghe tâm sự của Kaveh

Lưu Ý Về Cơ Chế[]

Nhân Vật Dùng Thử[]

Phong Cách Mới

Lời Thoại[]

Mô tả nhiệm vụ

Kaveh quyết định tạm không dồn tâm trí vào việc giải mật mã nữa. Hãy cùng anh ấy đi dạo khắp nơi đi.

Cung Điện Trí Tuệ[]

Kaveh: Nơi mà tôi có ấn tượng sâu đậm nhất về Giáo Viện chính là ở đây. Trước đây khi có quá nhiều bài tập thì tôi thường ôm theo bản vẽ đến đây thức đêm làm.
Nghe giọng của anh hình như rất hoài niệm nhỉ?
(+1 Trái Tim)
Kaveh: Ai mà không hoài niệm về những ngày tháng theo học ở Giáo Viện chứ? Lúc đó không có nhiều chuyện phiền não như vậy.
Kaveh: Tại Cung Điện Daena tôi đã làm ra được rất nhiều thiết kế thù hợp với "cái đẹp" trong lòng tôi. Thỏa sức sáng tạo, không cần phải lo lắng về kinh phí, dù sao cũng không thực sự khởi công.
Tại sao anh lại thích đến Cung Điện Daena để vẽ?
Kaveh: Chậc... Tại sao à... Chắc là vì bầu không khí ở đây chăng?
Kaveh: Ngoài ra Giáo Viện còn có quy định là các học giả được phép ghi chú trong sách, cho nên trên kệ sách ở đây thực sự đã tích lũy rất nhiều trí tuệ của những người thông minh.
(Trong lúc đi dạo với Kaveh)
Kaveh: Ví dụ nhé, trong quyển "Lịch Sử Kiến Trúc Cổ Đại Sumeru" có phân tích của tôi.
Kaveh: Hửm? Tại sao ở đây lại có chữ viết của Alhaitham, sao anh ta lại xem cuốn sách này?
Kaveh: Ồ. Chắc là khi làm chung đề tài... Kể ra thì chắc là anh ta chưa từng nói nhỉ? Ban đầu chúng tôi quen biết nhau ở đây đó.
Kaveh: Lúc tôi đến Cung Điện Daena thì nhìn thấy anh ta ngồi một mình bên kệ sách. Xung quanh có rất nhiều học giả Haravatat đang thảo luận, nhưng anh ta không tham gia vào, sự tương phản rất rõ rệt.
Kaveh: Cũng tại tôi thương người, cứ tưởng anh ta gặp rắc rối gì nên đã tốt bụng đến bắt chuyện, nào ngờ...
Alhaitham: Không ngờ bản thân anh mới là người mang đầy rắc rối sao?
Kaveh: Alhaitham?! Sao anh lại ở đây?
Alhaitham: Đây là nơi công cộng, bất cứ ai cũng được phép xuất hiện ở đây.
Kaveh: Không phải anh nên ở phòng tài liệu sao? Chắc không phải đến để cười cợt tôi đó chứ.
Alhaitham: Anh cho rằng bản thân gặp trắc trở và rơi vào trầm cảm là trò cười sao? Vậy thì tôi đã xem nhiều năm rồi.
Alhaitham: Tôi đến đây lấy vài văn kiện. Nếu không phải giọng nói của anh vọng vào đến tai thì tôi cũng không biết được anh mới đến.
Kaveh: Được thôi... là do tôi kích động quá.
Có câu chuyện gì sao?
Nói tiếp đi.
Kaveh: Thôi không nói thẳng mặt nữa. Là một đàn anh thì cũng nên giữ chút sĩ diện cho đàn em chứ.
Alhaitham: Cũng đâu phải chủ đề gì đáng che giấu.
Alhaitham: Thời còn đi học, tôi từng hợp tác làm nghiên cứu với Kaveh. Vốn là chuyện tốt, nhưng vì tính cách của hai bên mà đành phải tan đàn xẻ nghé trước khi đề tài được hoàn thành.
Alhaitham: Việc bất đồng ý kiến vẫn còn đó, mà nên nói là nó vẫn luôn tồn tại. Chẳng qua hôm nay không cần thiết phải nói về đề tài này thôi.
Alhaitham: Nhưng mà, hai người đến Cung Điện Daena làm gì vậy?
Tâm trạng Kaveh có chút...
Kaveh: Khụ! Là một đàn anh, dẫn bạn bè đến để tìm hiểu về kết cấu của Giáo Viện chẳng phải rất bình thường sao?
Alhaitham: Thì ra là vậy, tôi đoán tiếp theo sẽ là Vườn Razan nhỉ? Kiến trúc sư vĩ đại của chúng ta thích nhất là dắt mọi người đến tham quan cái góc đó.
Alhaitham: Đúng rồi Kaveh, những quyển sách mà anh từng ghi chú đều được dời qua dãy bên đó rồi, nếu cần thì mời tự qua lấy.
Kaveh: Hửm? Sao anh biết rõ vậy, không phải anh đã nghĩ thông suốt và quyết định kính trọng tiền bối này rồi chứ.
Alhaitham: Nếu nghĩ vậy giúp anh tự tin hơn thì tùy.
Alhaitham: Lời cám ơn thì hãy để dành cho thủ thư nhiệm kỳ trước đi. Lần trước ông ấy phàn nàn rằng có người viết quá nhiều chú thích vào sách, khiến sau đó những người mượn sách đều đến tố cáo với lý do là "khó đọc".
Alhaitham: Cho nên những quyển sách mà anh từng ghi chú đều được dời qua kệ sách không ai thèm quan tâm rồi đấy.
Kaveh: Cái gì?! Những thứ tôi viết đều là chú thích hữu ích, cái đám hậu bối đó thay vì tố cáo thì nên cám ơn tôi mới đúng chứ! Họ có muốn cũng đâu có tìm được ghi chú nào hoàn hảo như thế.
Kaveh: Không được, các người hãy đợi đấy. Tôi phải nghĩ cách để đưa số sách đó quay về kệ sách bên ngoài!
Alhaitham: Hừ, chúng tôi sẽ đợi.
Cũng chỉ có thể đợi thôi...
Alhaitham: Ban nãy (cậu/) nói là tâm trạng anh ta không được tốt sao?
Anh ấy bị một người khách có thái độ rất tệ giày vò.
Alhaitham: "Bị giày vò", rất đậm sắc thái cá nhân. Đây chính là cách nói của anh ta.
Chẳng lẽ không phải vậy sao?
Alhaitham: Nói một cách khách quan thì đúng là vậy. Anh ta cứ vắt óc suy nghĩ cách chỉnh sửa phương án để thỏa mãn yêu cầu của khách.
Alhaitham: Nhưng đó chỉ là trị ngọn chứ không trị gốc. Có nhiều lúc thái độ mới là cách giải quyết triệt để vấn đề một cách hiệu quả nhất. Là thiên tài của Học Phái Kshahrewar, anh ta rất có tư chất, nên phải học cách từ chối.
Alhaitham: Ở Sumeru có đầy những kiến trúc sư trình độ không bằng anh ta, tính tình còn nóng nảy hơn. Nhưng có rất nhiều người coi những cá nhân như vậy là hình mẫu của việc "giữ nguyên tắc".
Vấn đề ở đâu chứ...
Alhaitham: Cũng hiển nhiên thôi, đem cảm giác của người khác đặt lên chính mình, kết quả chỉ có thể như vậy.
Alhaitham: Đương nhiên, tính cách mỗi người mỗi khác, nên hãy tôn trọng vận mệnh của họ đi.
Alhaitham: Khuyên nhủ cũng không có ý nghĩa gì, con người vẫn luôn bước vào cạm bẫy quen thuộc, mà nhất là những người tin rằng mình sẽ gánh vác trách nhiệm nhiều hơn.
Kaveh: Nhân lúc tôi không có mặt nói chuyện gì thế, đang nói tôi sao?
Alhaitham: Đoán xem?
Kaveh: Hứ, còn có thể là gì nữa chứ? Chẳng lẽ đứng thảo luận về văn kiện hôm nay anh xem sao.
Kaveh: Hãy xem đây là gì. Trang thứ 82, các hậu bối đã viết: "Tiền bối Kaveh thân mến, cám ơn anh đã ghi chú nhiều như vậy trong sách, giúp ích rất nhiều cho tôi."
(+1 Trái Tim)
Kaveh: Nhìn thấy chưa? Đây mới là thái độ đúng đắn của một hậu bối đấy.
Alhaitham: Vui vậy sao? Niềm vui của anh đơn giản thật đấy.
Kaveh: Tôi vui sao? Tôi là đang nhạo báng cái lão đã nghỉ hưu kia đấy! Ông ta hoàn toàn không hiểu được tinh hoa của kiến trúc! Phải tìm thời gian đi thương lượng với ông ấy về việc đưa số sách này về chỗ cũ mới được.
Alhaitham: Tự anh đi mà chuyển, dù sao trước đây đâu phải ông ấy chưa từng mắng anh. Lúc đi học ông ấy gọi anh là gì ấy? "Tên cứng đầu của Học Phái Kshahrewar"?
Tại sao?
Alhaitham: Anh ta cứ viết vẽ lung tung lên đủ loại sách.
Kaveh: Ê...! Chuyện này đâu cần phải nói ra! Tôi vẫn đang đứng đây mà!
Kaveh: À đúng rồi, tôi còn tìm được một bản thảo thiết kế trông có vẻ khá lâu rồi. Nhìn xem! Có thấy quen không?
Cây cầu?
Không hiểu lắm...
Alhaitham: ...
Kaveh: Sao? Cả anh cũng xem không hiểu hả?
Alhaitham: Hửm? Không cần phải hỏi tôi đâu. Đây là thời điểm khoe khoang mà anh đã dày công sắp xếp, anh cứ thoải mái chia sẻ đi.
Kaveh: ...Anh ...Khụ, được thôi, vậy để tự tôi giải thích. Bức hình này có chút trừu tượng, nhưng nhìn từ thiết kế đường đi sẽ không khó để nhận ra, nó chính là bức phác họa phương án mở rộng Cảng Ormos vào năm đó.
Alhaitham: Có thể thấy là kiến trúc sư đã rất thích công trình này, số lần anh ta nhắc đến nó chỉ kém hơn vài lần so với Cung Điện Alcazarzaray.
Kaveh: Có nhiều thứ đương nhiên phải nhắc rồi, như vậy người khác mới biết là tôi làm chứ.
Kaveh: Cảng Ormos chắc không có ai chê gì... Tôi nhớ năm đó thi công rất thuận lợi, giai đoạn đầu chuẩn bị rất chu toàn, các mối nguy hiểm là cực nhỏ.
Alhaitham: Trong hồ sơ đúng là không có ghi chép gì về mặt xấu của dự án này. Một thành tựu cũng khá đấy.
Kaveh: Đấy, tôi nói mà!
Kaveh: Đi thôi, chúng ta đến Cảng Ormos dạo một vòng! Tôi sẽ giới thiệu cho (cậu/) về thiết kế ban đầu của tôi!
Alhaitham có muốn đi cùng không?
Alhaitham: Không cần đâu. Sắp hết giờ làm rồi, tôi không định đem công việc còn dang dở về nhà.
Kaveh: Hừ, người không biết thưởng thức không đến cũng tốt. Đi thôi, (Nhà Lữ Hành), tôi dẫn (cậu/) đi.
(Đọc "Bách Khoa Toàn Thư Về Chim Rừng Avidya", tùy chọn)
"Bách Khoa Toàn Thư Về Chim Rừng Avidya": (Trong sách ghi chép về những loài chim sống trong Rừng Avidya, bao gồm cả thói quen và độ hiếm của chúng...)
"Bách Khoa Toàn Thư Về Chim Rừng Avidya": (Một vài dữ liệu đã được sửa, nét chữ trông rất mới.)
(Đọc "Sự Tiến Hóa Của Văn Tự Cổ", tùy chọn)
"Sự Tiến Hóa Của Văn Tự Cổ": (Một cuốn sách trông rất mới, có vẻ như rất ít người mượn đọc.)
"Sự Tiến Hóa Của Văn Tự Cổ": (Hầu như không có ghi chú nào bên trong, nhưng "phỏng đoán táo bạo" của tác giả gốc trong cuốn sách đã bị ai đó gạch bỏ không thương tiếc.)
(Đọc "Hình Minh Họa Kiến Trúc Cổ Đại", tùy chọn)
"Hình Minh Họa Kiến Trúc Cổ Đại": (Mở sách ra, trước mắt là một loạt hình minh họa đẹp mắt.)
"Hình Minh Họa Kiến Trúc Cổ Đại": (Bên cạnh hình minh họa là đầy đủ các ghi chú tao nhã, đánh giá chi tiết trông chuyên nghiệp hơn nội dung đi kèm với cuốn sách...)

Thành Tựu Và Tiếc Nuối[]

(Đến vị trí được đánh dấu ở Cảng Ormos)
Kaveh: Cảng Ormos...
Kiến trúc nào do anh thiết kế vậy?
Kaveh: Thật ra cũng không có kiến trúc cụ thể gì... Ở đây tôi chủ yếu là sửa chữa.
Kaveh: Khi tôi còn nhỏ thì Cảng Ormos đã tồn tại rồi. Nhưng lúc đó nó chưa lớn như bây giờ, sau khi trải qua một đợt xây dựng mở rộng mới được như ngày nay. Lần đó tôi có tham dự.
Kaveh: (Cậu/) xem... Kết cấu cây cầu này, chính là thiết kế tôi làm lúc đó.
Làm sao Kaveh nghĩ được đến ý này?
Kaveh: Lúc đó tôi nghĩ là, nên tham khảo hướng của cây cối xung quanh rồi chia tổng thể Cảng Ormos ra thành hai tầng trên và dưới, để nâng cao khả năng tận dụng không gian.
Kaveh: Trong quá trình thi công đã gặp không ít phiền phức, nhưng may mà vẫn hoàn thành được ý tưởng ban đầu.
Kaveh: Đứng trên cầu có thể nhìn thấy những chiếc thuyền tới lui, còn người đi đường cho dù đứng ở nơi xa cũng có thể nhìn thấy Cảng Ormos.
Kaveh: Lúc đó tôi chỉ mới vào nghề, không dám tin thiết kế của mình có thể được phô bày mấy mươi năm hay mấy trăm năm.
Kaveh: Nền tảng của sáng tác... Điểm thiết kế cuối cùng dùng để phân biệt đúng sai đó, tôi lần đầu tiên có thể nắm bắt được nó một cách rõ ràng như vậy.
Kaveh: Kiến trúc chính là thứ như vậy. Là thứ để mọi người nhìn ngắm, để mọi người chạm vào, sự tốt xấu của nó cuối cùng cũng sẽ do mọi người đánh giá.
Người sinh sống ở đây chắc sẽ rất thích.
Tôi cảm thấy rất có khí thế.
(+2 Trái Tim)
Kaveh: Vậy sao, vậy thì tốt. Nhưng cho dù là đang ở đây thì tôi cũng có đôi chút tiếc nuối.
Kaveh: Lúc đó kinh phí rất hạn hẹp, nên không thể dùng loại gỗ tốt hơn. Tôi đã lựa chọn phương án thiên về hướng xem trọng tính ứng dụng thực tiễn, đương nhiên phải giảm bớt đôi chút về kiểu dáng bên ngoài...
Kaveh: Chỉ có những người làm phương án thiết kế như chúng tôi mới hiểu rõ nhất, phần lớn kiến trúc đều được hoàn thành trong một chút tiếc nuối, Cung Điện Alcazarzaray cũng không ngoại lệ.
Tiếc nuối cũng đại diện cho sự kỳ vọng vào tương lai.
Kaveh: ...Đúng vậy. Phải học cách kỳ vọng vào lần sau, tin rằng tất cả nuối tiếc đều sẽ được tương lai bù đắp.
Kaveh: Đi thôi, tôi còn một nơi cuối cùng muốn đi nữa. Nhưng hơi xa một chút nhé, trong sa mạc. À... (Cậu/) có hứng thú không?
Không sao.
Kaveh: Vậy thì tốt quá. Công trình trong mấy năm nay của tôi hầu như đều có liên quan đến sa mạc. Cũng có một phần nguyên nhân là do nơi đó có một vùng đất yên bình mà tôi thường lui tới.
Kaveh: Hiếm khi có dịp, (cậu/) hãy cùng đi xem nhé.
Kaveh: Nói không chừng lần sau nếu tâm trạng không tốt thì cũng có thể đến đó đổi gió một chút nhỉ?

Vùng Đất Yên Bình Trong Sa Mạc[]

(Tại Đồi Thiên Thạch)
Kaveh: Lâu rồi không đến sa mạc, không ngờ ở đây lại tập trung nhiều Kết Cấu Nguyên Thủy như vậy...
Kaveh: Bị cái đám này để mắt thì không thể nào nói chuyện được, chúng ta giải quyết chúng trước đi.
(Sau khi dọn sạch ma vật)
Kaveh: Nơi này được lắm phải không? Khi gặp phải chuyện gì phiền lòng thì tôi sẽ tìm cơ hội đến đây để thay đổi tâm trạng.
Kaveh: (Cậu/) biết đó, mỗi một người ít nhiều cũng sẽ gặp phải một số chuyện không thuận lợi trong cuộc sống.
Kaveh: Giống như tôi, lúc nhỏ gia đình gặp biến cố, lúc đi học thì bị bài tập giày vò, sau khi tốt nghiệp đi làm rồi thì lại nợ một khoản tiền vì xây Cung Điện Alcazarzaray...
Kaveh: Alhaitham cảm thấy tôi không thoát ra được là bởi vì tính cách của tôi, còn tôi thì lại thấy cuộc sống chính là vậy. Hơn nữa... nhìn lại thì tôi cũng gặp một số chuyện tốt mà, không phải sao?
Kaveh: Tôi cũng xem như đã đi trên con đường của mẹ mình. Cũng trở thành một kiến trúc sư có chút danh tiếng, có tác phẩm tiêu biểu, và còn tìm được nhiều thiết kế cần hoàn thiện.
Hơn nữa, cho đến ngày nay vẫn chưa mất đi niềm say mê đối với cuộc sống.
(+1 Trái Tim)
Kaveh: Người thiếu đi nhiệt huyết sẽ sống rất nhàm chán. Chỉ có người tin vào cuộc sống mới có thể nắm bắt được những chi tiết nhỏ, và những chi tiết này sẽ biến thành cảm hứng thể hiện trong thiết kế.
Kaveh: Đương nhiên tôi cũng thừa nhận là đam mê cũng có nghĩa là để tâm, ở một mức độ nào đó thì nó cũng là căn nguyên của đau khổ. Tôi đam mê công việc của mình nên mới vì nó mà cảm thấy đau khổ.
Kaveh: ...(Cậu/) xem, ở đây rất đẹp phải không? Gió cát bào mòn, năm tháng thay đổi, nhưng vẫn có thể nhìn ra được nét đẹp và sự huy hoàng ngày xưa của nó.
Kaveh: Địa hình khác nhau, phong cách kiến trúc cũng khác nhau. Sa mạc cũng chịu ảnh hưởng của lịch sử, các tư liệu liên quan đều khá ít ỏi. Cho nên tôi thường đến sa mạc để thực hiện khảo sát.
Kaveh: Lần đầu đến đây tôi đã vô cùng kinh ngạc. Tôi nói với chính mình, rồi sẽ có một ngày tôi xây được một kiến trúc có thể chấn động lòng người như vậy.
Kaveh: Nỗi đau của tôi rồi sẽ có ngày chợt biến mất giống như đời người vậy, nhưng tác phẩm kiến trúc thì khác.
Kaveh: Chúng quý giá hơn rất nhiều thứ khác, mà hơn nữa cũng không dễ dàng biến mất. Giả sử có người hiểu được chúng, cũng chính là hiểu được tôi.
Kaveh: Nếu (cậu/) hỏi tôi... thì tôi sẽ nói, đây chính là nghệ thuật.
Trở lại là Kaveh thường ngày rồi.
Kaveh: Có sao? Tôi vẫn luôn như vậy mà.
Kaveh: Còn nhớ câu hỏi đó không? Nghệ thuật rốt cuộc là cảm hứng mà thần linh ban cho tôi, hay bắt nguồn từ sự tranh đấu của chính tôi?
Kaveh: Câu hỏi này, tôi vẫn chưa có đáp án. Nghệ thuật vốn là thứ vừa mâu thuẫn lại thần bí, chính vì thế mới khiến người ta phải mê mẩn.
Kaveh: Người theo đuổi nghệ thuật đương nhiên không thể tự thoát khỏi nỗi khổ mà nó đem lại. Có lúc nâng lên tận trời mây, có lúc lại rơi xuống vũng lầy.
Kaveh: ...Đợi tôi có cách định nghĩa nó rồi sẽ tổng kết sau.
Kaveh: Dù sao cũng cảm ơn (cậu/) đã lắng nghe tôi.

Kết Cục: Bên Dưới Trời Sao[]

Bên Dưới Trời Sao
Aether Lumine
Tập tin:Hangout Kaveh Act 1 Bên Dưới Trời Sao Aether.png Tập tin:Hangout Kaveh Act 1 Bên Dưới Trời Sao Lumine.png
Nỗi đau khổ của tôi rồi sẽ có ngày biến mất giống như đời người vậy, chỉ có tác phẩm là còn lưu lại lâu dài trên thế gian.

Ngôn Ngữ Khác[]

Ngôn NgữTên Chính Thức
Tiếng ViệtLý Tưởng Ban Đầu
Tiếng Trung
(Giản Thể)
最初的理想
Zuìchū de Lǐxiǎng
Tiếng Trung
(Phồn Thể)
最初的理想
Zuìchū de Lǐxiǎng
Tiếng AnhThe First Ideal
Tiếng Nhật最初の理想
Saisho no Risou
Tiếng Hàn최초의 이상
Choechoui Isang
Tiếng Tây Ban NhaEl primer ideal
Tiếng PhápLe premier idéal
Tiếng NgaСтарые идеалы
Staryye idealy
Tiếng Tháiอุดมการณ์แรกเริ่ม
Tiếng ĐứcDas ursprüngliche Ideal
Tiếng IndonesiaImpian Awal
Tiếng Bồ Đào NhaO Primeiro Acordo
Tiếng Thổ Nhĩ Kỳİlk Hayal
Tiếng ÝIl primo ideale

Lịch Sử Cập Nhật[]

Advertisement